Vì sao cũng là bóng đá, cũng là tiếng Anh, mà người Anh gọi football, người Mỹ gọi soccer?

8373097 0b7ae6aac4412c29414dacd366a82898.webp

Nhưng ở thời điểm giữa thế kỷ XIX, một trận đấu với 11 người mỗi bên, phải dẫn bóng bằng đôi chân, 1 người duy nhất được dùng tay không phải môn thể thao duy nhất có tên football được chơi một cách phổ biến. Khi ấy còn có một môn nữa tên là Rugby football, lấy tên một trường nội trú ở Anh. Môn này thì lại cho người chơi ôm bóng bằng tay, chạy về hướng cầu môn của đội đối thủ.

Thế là những trận đấu bóng đá chơi theo luật của FA viết ra khi đó được gọi là association football, bóng đá liên đoàn.

Và cứ cụm từ nào dài quá, con người khi ấy sẽ có xu hướng tạo ra những cụm từ lóng ngắn gọn, nói theo kiểu tiện miệng, không quá lắt léo. Chẳng hạn như các fan MU hay gọi ngài Ferguson là Fergie chẳng hạn. Vài ví dụ khác là anh em bên Anh hay gọi tắt chocolate milk là choccy milk, hay mình có vài ông bạn người Úc gọi McDonald’s là Macca vậy.


9781851243754.jpg


Đến đâu đó quãng thập niên 1880, những sinh viên đại học Oxford bắt đầu gọi tắt hai môn bóng bầu dục là rugger, bóng đá là assoccer. Mà “assoccer” vẫn là ba tiếng, vẫn dài, nhưng mà nếu gọi tắt tiếp là “asser” thì hơi kỳ cục. Vậy là cụm từ “soccer” ra đời, đến từ chính nước Anh chứ không phải Mỹ. Dù vậy, người Anh lại không gọi soccer là cái tên chính thức của môn bóng đá (theo luật của liên đoàn bóng đá Anh), mà chỉ là cụm từ lóng không được sử dụng quá phổ biến.

Thay vào đó, đến đầu thế kỷ XX, môn bóng bầu dục được gọi là Rugby, còn bóng đá thì được gọi là Football.


Jalen-Hurts-Super-Bowl-LVII.webp


Còn trong khi đó, vì sao người Mỹ lại chọn cụm từ soccer làm cụm từ chính thức chỉ bộ môn bóng đá? Vào cuối thế kỷ XIX, người Mỹ mượn cả hai yếu tố của hai môn “Rugby football” và “Association football” để tạo ra một môn mới, có tên đầy đủ và chính thức là Gridiron football. Thay vì 15 người mỗi đội như rugby, bóng bầu dục Mỹ chỉ có 11 người mỗi đội như bóng đá. Kích thước sân và cách tính điểm của gridiron football và rugby cũng khác biệt với nhau, và kích thước hai trái bóng dù cùng có hình bầu dục, cũng khác nhau nốt. Bóng bầu dục Mỹ hơi nhẹ hơn và nhỏ hơn so với bóng chơi rugby.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Tư Vấn Miễn Phí