Để tỏ lòng biết ơn, vị lãnh chúa đã quyết định quyên góp cho ngôi chùa vốn đang gặp khó khăn về tài chính. Từ đó, con mèo đã trở thành biểu tượng của ngôi đền và mang lại may mắn liên tục cho họ. Ngày nay, ngôi chùa Gōtoku-ji cũng là điểm nổi tiếng, thu hút du khách khắp Nhật Bản và thế giới vì có đến hàng nghìn bức tượng mèo vẫy tay với nhiều kích cỡ khác nhau. Ngoài đến tham quan, du khách cũng đến để tìm mua những bức tượng mèo Maneki-neko như một món quà đem về nhà làm kỷ niệm.
Mặc dù mốc thời gian mà những con mèo bằng gốm này này được bán vẫn chưa được xác định. Nhưng đến cuối thời Edo, những bức tượng mèo đã trở nên phổ biến. Bằng chứng về điều này được thể hiện trong một tác phẩm vào năm 1852, trong đó có một gian hàng bày bán rất nhiều mèo vẫy tay. Nhưng khác với con mèo thần tài mà chúng ta quen thuộc ngày nay, mèo khi đó không giữ đồng tiền vàng, mà thay vào đó là đeo một chiếc chuông trên cổ.
Đến thời Meiji (1868-1912), sự phát triển của khuôn thạch cao đã giúp Maneki-neko được sản xuất hàng loạt và trở thành một nhân vật nổi tiếng trên toàn quốc. Khi kinh tế Nhật Bản càng thịnh vượng, chuông trên cổ mèo được thay thế bằng tiền xu. Cho đến thời đó, người ta vẫn chuộng làm những con mèo mô phỏng gương mặt của mèo thật hơn là mèo hoạt hình như hiện nay.