TQ tuyên bố Hằng Nga 6 đã đáp xuống nửa tối của Mặt trăng và thu thập mẫu vật thành công

8353833 40b337add0f46fab48d240c40eb6dad1
Sáng Chủ nhật 2/6, Tàu đổ bộ Hằng Nga 6 (Chang’e-6) của Trung Quốc đã đáp thành công xuống nửa tối Mặt trăng. Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết tàu thăm dò đã hạ cánh xuống miệng hố Apollo thuộc Bồn địa Cực Nam-Aitken, tại đây nó làm nhiệm vụ thu thập các mẫu đất đá từ bề mặt, đây là nỗ lực sử dụng robot trên Mặt trăng phức tạp nhất của Trung Quốc cho tới nay.

Trước đó, sứ mệnh này bắt đầu vào ngày 3/5 trên tên lửa Trường Chinh 5 và dự kiến kéo dài 53 ngày. Cuộc đổ bộ này đánh dấu lần thứ hai một tàu sứ mệnh đến được nửa tối của Mặt trăng. Trung Quốc lần đầu hoàn thành kỳ tích đó vào năm 2019 với tàu thăm dò Hằng Nga 4.


ten-lua-long-march-5-mang-theo-tau-hang-nga-6-ngay-3-5.jpg



Tên lửa Trường Chinh 5 phóng đi ngày 3/5.

Trước khi đổ bộ, nó đã quay quanh Mặt trăng trong khoảng 20 ngày như một phần của tàu thăm dò lớn hơn. Các mẫu vật do tàu Chang’e-6 thu thập có thể cung cấp manh mối quan trọng về nguồn gốc và sự tiến hóa của Mặt trăng, Trái đất và Hệ mặt trời.

Tàu đã sử dụng máy khoan và cánh tay cơ khí để thu thập khoảng 2 kg bụi và đá mặt trăng từ miệng hố Apollo, một miệng núi lửa hình thành khoảng 4 tỷ năm trước. Máy khoan để lấy mẫu bên dưới bề mặt dưới còn cánh tay robot thì lấy mẫu phía trên, tại một số chỗ khác nhau trong miệng hố. Trong hai ngày ở Mặt trăng, nó đã dành 14 giờ để thu thập các mẫu đất. Để hoàn thành nhiệm vụ, tàu đổ bộ sẽ cần phải tự động cất giữ những mẫu đó vào một phương tiện đẩy đã hạ cánh cùng với nó, được đặt phía trên tàu thăm dò.


minh-hoa-phuong-tien-day-roi-khoi-mat-trang.jpg



Minh họa phương tiện đẩy tách khỏi tàu Hằng Nga 6 sau khi lấy mẫu xong.

Sau đó, phương tiện đẩy sẽ quay trở lại quỹ đạo Mặt trăng, nơi nó sẽ cập bến và chuyển các mẫu sang một khoang tái nhập bầu khí quyển Trái đất. Sau đó, khoang tái nhập và tàu quỹ đạo sẽ quay trở lại quỹ đạo Trái đất và tách ra, cho phép khoang tái nhập trở về vào cuối tháng 6 tại địa điểm hạ cánh Siziwang Banner ở Nội Mông của Trung Quốc.

Vào lúc 7h38 sáng ngày 4/6, phương tiện đẩy của Hằng Nga-6 đã rời bề mặt Mặt trăng, đem theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối. Theo CNSA, con tàu chứa mẫu vật đã đi vào quỹ đạo được thiết lập sẵn quanh Mặt trăng.

Theo CNN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Tư Vấn Miễn Phí