Tàu thăm dò 47 tuổi của NASA hoạt động trở lại hoàn toàn sau 7 tháng gặp sự cố.

8367306 348794cdd422f6a9c0c94278edc58ef5
Tới tháng 4/2024, NASA bắt đầu thực thi các lệnh mới cho tàu. Tiếp đó vào tháng 5, NASA đã ra lệnh cho tàu nối lại hoạt động thu thập và truyền dữ liệu khoa học, khi đó hệ thống nghiên cứu sóng plasma và từ kế của Voyager 1 đã phản hồi lại ngay lập tức. Hai thiết bị khác là máy dò tia vũ trụ và thiết bị đo hạt tích điện cũng hoạt động bình thường sau vài thao tác. Để hoàn tất khôi phục, họ đồng bộ hóa lại đồng hồ trên 3 máy tính của Voyager 1 và hiệu chỉnh bộ ghi dữ liệu của thiết bị nghiên cứu sóng plasma để có kết quả như chúng ta thấy lúc này.

Dù chỉ còn 4 thiết bị hoạt động, Voyager 1 vẫn giúp các nhà khoa học có được góc nhìn quý báu về không gian liên sao. Voyager 1 và 2 là hai tàu vũ trụ còn hoạt động duy nhất đã đi ra khỏi nhật quyển, là vùng chứa các hạt tích điện đánh dấu sự ảnh hưởng của Mặt trời. Bên trong nhật quyển, không gian bị chi phối bởi các hạt điện tích của gió mặt trời, còn bên ngoài chỉ có tia vũ trụ ngự trị.


nhat-quyen-va-vi-tri-tuong-doi-cua-2-tau-voyager-1-va-2.jpg



Vị trí tương đối của hai tàu Voyager 1 và 2 vào năm 2012.

Thực ra các mục tiêu khoa học chính của Voyager 1 là Sao Mộc, Sao Thổ, vành đai của sao Thổ và vệ tinh Titan — tất cả đều đã được tàu bay qua trong vòng vài năm kể từ năm 1977. Nhưng nó đã vượt qua mọi thử thách để tiếp tục đi xuyên Hệ mặt trời và tiến vào không gian liên sao, thông báo cho các nhà khoa học về môi trường quanh nó trên đường đi.

Tính tới tháng 1/2024, tàu Voyager 1 đã bay cách Trái đất khoảng 20 tỷ km và di chuyển với vận tốc khoảng 17 km/giây. Bất kỳ tín hiệu nào cũng phải mất hơn 22,5 giờ để truyền từ Trái đất đến tàu vũ trụ.

Theo [1], [2].

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Tư Vấn Miễn Phí