Mạch hạ áp và điện trở anh em có thể mua ở các cửa hàng linh kiện điện tử. Con này chỉ tầm 15-20k.
Mạch điện cơ bản sẽ như sau:
Nguồn 5V mình sử dụng củ sạc 5V-2A của Samsung luôn, dây cáp USB – Micro USB mình cắt đầu Micro USB đi để hàn trực tiếp vào mạch hạ áp. Dây USB thường có 4 cọng, 2 cọng màu đỏ – đen sẽ là dây nguồn 5V, 2 dây còn lại (xanh, trắng) là dây data nên có thể cắt bỏ vì không sử dụng.
Trước khi hàn dây vào mạch hạ áp, mình dùng đồng hồ để kiểm tra lại 1 lần nữa xem có đúng 2 dây đỏ đen cấp nguồn 5V.
Sau khi hàn dây nguồn 5V vào đường in của mạch hạ áp, mình đo đường out và dùng tua vít để điều chỉnh chiết áp sao cho đầu ra ở mức khoảng 3.8V – 4.0V.
Rồi sau đó mình thử câu 2 dây nguồn đầu ra 3.8V vào chân tiếp xúc pin điện thoại.
Thử khởi động máy vẫn lên bình thường mà chưa cần đến điện trở.
Mức pin máy hiển thị là 62% cho 3.83V. Mình không thấy bị cảnh báo gì liên quan đến nhiệt độ pin. Có lẽ nào, vì là dòng máy giá rẻ nên bị cắt giảm theo dõi nhiệt độ pin … và không cần dùng đến điện trở !?
Mình điều chỉnh điện áp đầu ra lên khoảng 4.0V, máy hiển thị 88% pin, mình thấy ổn với mức % pin này rồi nên sẽ hàn dây điện. Sau đó cuốn 2 đầu còn lại vào chân tiếp xúc trên máy điện thoại. Mình chỉ cuốn chặt dây thôi chứ không hàn, vì nếu sau muốn dùng pin, mình chỉ cần tháo mối nối dây điện rồi gắn pin vào là lại có thể sử dụng bình thường. Phần mạch và dây điện mình xếp gọn trong khoang đựng pin.
Sau đó đóng nắp lưng lại như bình thường, phần dây điện đi ra ngoài sẽ hơi kênh 1 chút vì mình không muốn cắt khoét nắp lưng, nhưng cũng không ảnh hưởng gì đến sử dụng và có thể ‘về zin’ trong một nốt nhạc.
Vậy là xong em Galaxy J2 Pro. Pin cất đi ở nơi khô ráo thoáng mát.
Ngoài sử dụng để làm đồng hồ, các bạn cũng có thể cắm trong ô tô (hoặc xe máy) để xem bản đồ vì điện thoại cũng thường có GPS, làm đầu phát bluetooth để nghe nhạc, hoặc tận dụng làm những gì mà chiếc điện thoại vẫn có thể làm được…
Pin dummy cho máy có pin liền
Ngoài chiếc Samsung Galaxy Galaxy J2 Pro, mình còn một chiếc Redmi Note 4 cũ, màn hình đã vỡ nhưng vẫn sử dụng được, pin đã khá chai, vì vậy mình cũng xử lý luôn với phương pháp tương tự để tận dụng làm camera giám sát và cũng sẽ cắm điện 24/7.
Lưu ý: Do with your all risk. Tự làm tự chịu nhé anh em. Lưu ý: Do with your all risk. Tự làm tự chịu nhé anh em. Lưu ý: Do with your all risk. Tự làm tự chịu nhé anh em.
Sau khi bóc mặt lưng ra mình sẽ tiến hành tháo viên pin. Thường những mẫu điện thoại pin gắn trong (không tháo lắp) sẽ được dán keo, anh em có thể dùng miếng thẻ nhựa mỏng để nhẹ nhàng đưa xuống để tách dần phần keo này.
Lưu ý: KHÔNG sử dụng vật kim loại hoặc sắc nhọn như tua vít hay lưỡi dao, tránh đâm vào pin gây chập cháy, pin li-ion rất dễ cháy nếu bị tác động vật lý. Kể cả khi dùng miếng nhựa cũng cần nạy rất nhẹ nhàng, tránh việc làm gãy hoặc gập viên pin gây cháy nổ.
Tách được pin ra rồi, anh em tìm ở phần đầu viên pin nơi có cáp kết nối, thường sẽ có một bảng mạch và các loại IC để quản lý cell pin. Như ảnh bên dưới là mình đã tách được vỏ phần bảng mạch để đo 2 chân của cell pin.
Khi làm pin dummy cho máy có pin liền, chúng ta sẽ giữ nguyên bảng mạch này và chỉ ngắt cell pin đi mà thôi. Như ảnh dưới là mình đã cắt cell pin ra khỏi mạch, giữ nguyên mạch và cáp để sau gắn lại vào chân kết nối trên main. Vì trên mạch này sẽ có nhiều loại IC, và cũng vì thao tác với chỗ tiếp xúc cell pin sẽ dễ hơn là thao tác với jack cắm trên main.
Sau đó, tương tự với pin rời, mình sẽ hàn mạch hạ áp vào nguồn 5V, điều chỉnh nguồn ra khoảng 4V và rồi hàn đầu ra vào mạch pin. Với phần kết nối cell pin trên mạch, vì họ dùng miếng kẽm bóng và hàn điện, nếu hàn thiếc có thể sẽ không ăn, lúc này anh em có thể dùng tua vít hoặc đầu nhọn cạo xước bề mặt lớp kẽm đó sẽ có thể hàn thiếc được nhé.
Sau đó gắn lại mạch pin vào main rồi xếp các linh kiện gọn gàng vào khu vực từng là viên pin. Đối với chiếc Xiaomi này phần lưng máy và khu vực chứa pin đều có kim loại vì vậy mình cuốn thêm băng keo cách điện cho mạch hạ áp để tránh bị chạm chập.
Sau đó cắm nguồn và khởi động mà không cần pin thôi. Pin mình sẽ vứt bỏ ở thùng rác thu gom pin tại khu vực. Lưu ý: không vứt pin vào chung với rác thải thông thường, vì có rất nhiều chất hoá học ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Máy hoạt động ổn định mà không cần pin, pin dummy cho ra kết quả là còn 85% dung lượng.
Kết quả
Đây là kết quả tận dụng Android cũ để làm đồng hồ thông minh có chức năng điều khiển giọng nói Google Assistance. Máy hoạt động ngon lành mà không cần pin. Các chức năng hoạt động bình thường.
Và đây là khi mình đặt lên bàn làm việc, mình để ở góc mà mình từng khoan lỗ đi dây trên mặt bàn, vừa tiện đi dây cho đồng hồ, vừa tiện che luôn cái lỗ với đám dây điện của màn hình với máy tính tăng thẩm mỹ cho góc nhìn này luôn.
Ra lệnh giọng nói.
Giao diện màn hình chính của AGAMA Laucher, đơn giản và mượt mà.
Cho đến cuối cùng, mình cũng không dùng đến 3 con điện trở và máy hoạt động không vấn đề gì, với các mẫu máy khác có thể sẽ phải dùng đến, còn mẫu J2 Pro của mình thì không.
Hi vọng, bài viết này sẽ là nguồn cảm hứng để anh em có thể tận dụng những thiết bị cũ, đồng thời cũng phần nào giảm và trì hoãn việc xả rác thải công nghệ ra môi trường.
Bài viết xin được kết thúc tại đây, cám ơn anh em đã quan tâm theo dõi.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Ngon Bổ Xẻ trên Tinh Tế, mình cũng có Website, Facebook, Telegram, YouTube và Group chia sẻ deal hời.