Anh Đoàn Văn Thắng, 39 tuổi, nông dân trong vườn cafe của ông Long nói, họ cũng thường xuyên xới tơi đất xung quanh cây để tăng khả năng hấp thụ nước và phân bón cho cây trồng.
Ngoại ô cách trung tâm thành phố Pleiku 20km, có vườn cafe của chị Trần Thị Hương, chị nói rằng nhờ các hồ chứa nước được tỉnh Gia Lai xây dựng vài năm gần đây cho địa phương, mùa nóng người nông dân vẫn có đủ nước tưới cho cây cà phê.
Mặc dù trái cà phê có nhỏ hơn so với các năm trước, nhưng chị vẫn kì vọng sản lượng và chất lượng hạt cafe sẽ không bị ảnh hưởng. Nông dân cũng kịp thời xử lý các loài côn trùng gây hại cho vụ mùa, chị bổ sung.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ước tính vụ mùa cafe năm tới của Việt Nam vẫn ổn định nếu so với sản lượng năm nay. Dự báo của USDA khả quan hơn so với dự báo của VN đề ra.
Đầu năm nay, giá bán sỉ cho các hợp đồng (giao trong tương lai) hạt robusta Việt Nam, giao dịch tại thị trường London, đã tăng cao kỉ lục, do sản lượng cafe của VN vụ trước không đạt được số lượng như kì vọng, cũng như dự báo về vụ mùa sắp tới. Điều đó đã làm cho giá bán cafe khắp thế giới tăng cao.
Theo thống kê của Eurostat, chỉ số “lạm phát” giá cafe ở 27 nước EU đã tăng 1.6% trong tháng 4/24, cao hơn 1% so với tháng 3. Riêng ở Italy là tăng 2.5% vì nước này tiêu thụ nhiều hạt robusta.
Đại diện Simexco, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cafe nhiều nhất Việt Nam, ông Lê Thanh Sơn cho biết giá bán cafe vẫn chưa có dấu hiệu chững lại vì nhiều yếu tố, ví dụ lượng mưa không đủ, hoặc mưa to liên tục trước mùa thu hoạch, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng sản lượng cafe.
Nhu cầu hạt robusta của thế giới tiếp tục tăng, và nông dân trồng cafe VN đang tận dụng lợi thế sẵn có của họ, một số chuyển qua trồng cây sầu riêng, số khác trữ cafe chờ được giá mới bán.