Review chi tiết Samsung Neo QLED 4K QN90D 75″

8367798 832681903781432e0dc25faec6d641f6


Screenshot 2024-06-18 021017.png


Bên cạnh đó, màu sắc cũng được AI tái tạo lại để cho ra hình ảnh cuối cùng. Cái này sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào gu màu của từng người, thích tone màu nàu. Về cơ bản thì các màu nóng, rực có thể sẽ dễ gây chú ý với phần đông người dùng do tính nịnh mắt của nó. Như mình đã nói lúc đầu, chúng ta vẫn còn các thiết lập đầu tiên để “dạy” cho AI xác định được phần nào gu màu sắc của chúng ta.

Dù vậy, riêng khía cạnh nâng cấp độ phân giải để chiếu trên TV kích thước to thì mình đánh giá cao điều này trên chiếc QN90D này. Dù vậy, ở độ phân giải source gốc quá thấp, các chuyển động nhanh của chủ thể sẽ là yếu tố quá khó để chiếc TV này có thể tái tạo lại một cách mượt mà được. Đó là một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận như một giới hạn của công nghệ hiện tại.

Nhận diện và tối ưu nội dung hình ảnh bằng AI: Thể thao


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-22.jpg


Một tính năng quyết định rõ tới trải nghiệm của người dùng trên chiếc TV Samsung Neo QLED QN90D chính là trí thông minh nhân tạo nhận diện nội dung đang được chiếu và tự động tối ưu hình ảnh theo “gu” của người dùng đã được xác định ban đầu lúc cài đặt TV. Như mình đã nói ở phần trên, để dùng tính năng này, chúng ta sẽ “dạy” AI biết trước là gu hình ảnh của chúng ta như thế nào bằng các lựa chọn hình ảnh tự nhiên ban đầu. Sau đó, miễn chúng ta xem cái gì, AI vận hành bằng con chip NQ4 AI Gen 2 sẽ tự động nhận diện dựa trên những dữ liệu mà Samsung đã dạy cho nó, từ đó tối ưu hình ảnh dựa theo 2 thông tin đó.

Mình sẽ thử chép một số video mẫu vào ổ cứng, sau đó cắm vào TV và chiếu lên thử. Một số tình huống đại diện và mang tính thử thách về mặt hình ảnh bên dưới. Mời anh em xem qua.


Screenshot 2024-06-18 021053.png


Đầu tiên là khung cảnh nhận diện thể thao. Thực ra trong không khí mùa Euro này nói riêng và cả quá trình sử dụng TV nói chung, việc xem bóng đá bên cạnh phim ảnh chắc chắn là cái mà nhiều anh em sẽ quan tâm nhất. Đối với một chiếc TV khi xem bóng đá, các yếu tố mà mình quan tâm chính là các chuyển động, di chuyển của quả bóng, di chuyển và thao tác của cầu thủ có được mượt hay không, bất chấp là nguồn tín hiệu đầu vào trên thực tế là không được cao. Đó là bài toán mà chắc chắn công nghệ AI trong chip xử lý trên một chiếc TV phải giải quyết được. Trong suốt các thử nghiệm, các yêu cầu này được QN90D đáp ứng khoảng 80-90% các cảnh quay trong các clip mà mình thử nghiệm. Cơ bản mình đánh giá khá cao cách mà họ hoàn thiện chỗ này.


Screenshot 2024-06-18 021119.png


Đồng thời, về màu sắc tổng thể và độ chi tiết, các góc quay một trận đấu thường chuyển nhanh qua lại giữa cảnh toàn cả khu vực sân và cảnh cận chi tiết vào từng cầu thủ, góc máy lại lia nhanh, đòi hỏi hình ảnh phải được xử lý và tái tạo lại để vừa mượt, vừa có tương phản, màu sân cỏ, màu áo cầu thủ,… cần đạt được độ tương phản tốt, chi tiết được đảm bảo để xác định được biểu cảm của cầu thủ và đồng thời, tổng thể tone màu phải sống động hơn một chút để cho cảm giác cuồng nhiệt hơn. Khía cạnh này, có thể nói Samsung đã làm rất tốt trên QN90D với màu sắc được đẩy lên rất nịnh mắt, cảm giác rất đã.

Nếu để ý kỹ hơn ở hình trên, anh em sẽ thấy là bên cạnh màu sắc sống động hơn, hình ảnh các cầu thủ khi chiếu trên TV dường như cũng “nổi” lên, tách ra khỏi background phía sau hơn so với hình ảnh trong source video gốc. Đó là do bên cạnh việc chỉnh tổng thể tương phản, màu sắc, chi tiết, thì QN90D còn áp dụng cách dùng AI để nhận diện chủ thể và tách phông ra thêm một chút nữa để các chủ thể nổi lên, trông có hồn và sống động hơn. Cái này anh em phải để ý kỹ sẽ thấy. Mình đã thử coi đi coi lại source video từ những thiết bị khác nhau mới nhận thấy dược cái này và ghi lại trong video để anh em dễ hình dung hơn.

Nhận diện và tối ưu nội dung hình ảnh bằng AI: phong cảnh


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-18.jpg


Thực ra phong cảnh là một chủ đề khá đơn giản đối với phần lớn các TV hiện nay. Đôi khi chúng ta còn dễ bị cảm xúc đánh lừa bởi vẻ đẹp tự nhiên của chính khung cảnh mà chúng ta coi qua màn hình, đồng thời các source quay video phong cảnh cũng thường rất đẹp, được đầu tư và trau chuốt tỉ mỉ. Trong thử nghiệm này, mình thử một tình huống phong cảnh khá khó trong chụp ảnh hay quay phim chính là ngược sáng, chênh sáng mạnh, qua đó thử xem cách chiếc TV này tái tạo ra sao.


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-21.jpg


Anh em có thể thấy bối cảnh trên đây là một rừng cây, trên các thân cây có phủ đầy rêu xanh đậm và đang ở góc quay ngược lại phía Mặt Trời, các tia sáng chiếu khoảng không giữa những thân cây sẽ tạo nên cả flare từ Mặt Trời.


Screenshot 2024-06-18 021220.png


Chỗ này anh em nhìn hình ảnh so sánh giữa source gốc và hình do TV chiếu ra, anh em sẽ thấy rõ khung cảnh đã được đẩy saturation của màu sắc lên một chút ở các tone màu thiên nóng, màu xanh cũng được làm đậm lên, đồng thời nhờ chi tiết được đẩy lên nên chúng ta sẽ có cảm giác vừa nịnh mắt, vừa có đột “trong suốt” clarity của khối không khí trước rừng cây, cho cảm giác khá long lanh. Thực tế, cái này được làm khá vừa vặn, không quá lố nên mình thử coi một đoạn video lễ hội châu Á vốn đầy sắc màu, lân, rồng phụng,… thì cũng không có cảm giác khó chịu.

Nhận diện và tối ưu nội dung hình ảnh bằng AI: Thời sự, văn bản


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-3.jpg


Cái này cũng là một tính năng AI mà Samsung có nhắc tới và mình sẽ thử luôn. Anh em thấy đoạn video thời sự như trên ảnh trên, chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp các dòng chữ chạy theo chiều ngang với tốc độ tương đối nhanh khi biên tập viên đang đọc một bản tin nào đó. Samsung nói rằng họ dùng AI để nhận diện và làm rõ các vùng chữ này, cho phép chúng ta dễ dàng đọc hơn mà không bị mờ nhòe dẫn tới không đọc được.

Trong hầu hết các thử nghiệm, tính năng này hoạt động hiệu quả với hiệu suất cỡ 80%. Các yếu tố có ảnh hưởng tới tính năng này chính là độ phân giải, bitrate của source video, tốc độ chạy và kích thước của chữ. Như trong thí dụ bên trên, kích thước các dòng chữ chỉ số chứng khoán chạy bên dưới cạnh dưới màn hình hoàn toàn nằm trong khả năng xử lý hiệu quả của tính năng này. Nếu chữ nhỏ và chạy nhanh hơn trong một video độ phân giải thấp, mặc dù chúng ta vẫn đọc được chữ nhưng để ý kỹ thì dòng chữ chạy sẽ có xu hướng hơi dính vào nhau một chút.

Thử độ tương phản và tái hiện các sắc thái của màu sắc


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-16.jpg


Một trong những thử nghiệm mà mình muốn thử tiếp theo chính là độ tương phản và cả khả năng tái tạo các dải màu sắc gần gần nhau. Trong hình ảnh đống lửa trên đây, chúng ta có thể thấy độ tương phản gần như được tái hiện hoàn hảo. Trong môi trường tắt hết đèn, gần như là mình chỉ cảm nhận được đống lửa đang được đặt trên bàn ngay trước mặt mình, vùng xung quanh hoàn toàn đen tuyệt đối, các viền của màn hình không còn tồn tại nữa.

Kỹ hơn, đám lửa lửa được thổi ngẫu nhiên với tốc độ cao, kèm theo đó là các sắc thái giữa màu đỏ, cam và vàng cùng những màu ở chính giữa. Anh em có thể xem video thử nghiệm để thấy được mọi thứ vẫn được giữ khá mượt, nhanh và cho cảm giác rất sống động. Cơ bản thì thử nghiệm này cũng hơi thừa đối với công nghệ MiniLED lẫn chấm lượng tử trên chiếc TV này. Ngoài ra, thí dụ này cũng minh họa rõ hơn cho công nghệ mà Samsung gọi là Auto HDR Remastering và cách dùng thuật toán Deep Learning để “HDR hóa” các video non HDR ở các vùng highlight, shadow,… nhằm tạo ra trải nghiệm cao hơn cho hình ảnh.

Độ sáng


Độ sáng của toàn bộ môi trường đánh đèn bọn mình tạo ra rơi vào đâu đó khoảng ~1800 nit. Và như anh em có thể thấy trong hầu hết hình ảnh ở bài này. Gần như sẽ rất hiếm có tình huống ánh sáng môi trường thắng ánh sáng của hình ảnh phát ra từ TV, do đó các yếu tố của hình ảnh trên TV dù là màu sắc, tương phản hay thậm chí là độ chói cũng được thể hiện đầy đủ, sinh động và không quá rực, cũng không quá nhợt nhạt, đúng như những gì mà chiếc TV này thể hiện.


8356039-682453b959c3f9f8593bfc62ad8582de.jpg


Trên thực tế, Neo QLED 4K bản 2024 năm nay của Samsung được cải thiện độ sáng khá rõ. Samsung cho biết độ sáng peak ở chế độ HDR của TV có thể lên tới 2100 nits, trong khi peak ở chế độ SDR có thể lên tới hơn 2000 nits. Đây đều là những con số rất lớn về độ sáng ở một chiếc TV xuất phát từ bản chất công nghệ tấm nền mà Samsung đang sử dụng.

Nhờ vào độ sáng rất cao này, chúng ta cũng sẽ không còn quá quan tâm nhiều tới điều kiện ánh sáng của những nơi đặt chiếc TV này. Cá nhân mình nghĩ dù phòng khách với cửa lớn đặt bên cạnh, ánh sáng mạnh ban ngày có phản xạ vào vẫn khó có thể hiện bóng phản chiếu hoặc giảm chất lượng hiển thị của chiếc TV này. Mặt khác, hiệu quả còn đến từ tính năng mà Samsung gọi là HDR Brightness Optimizer, trong đó TV sẽ nhận diện điều kiện ánh sáng môi trường để tối ưu hóa cách hiển thị hình ảnh, độ sáng nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của nguồn sáng bên ngoài vào.

Thử nghiệm Blooming, Dimming Zone Transition


Đây sẽ là thử thách nhiều nhất đối với bất cứ một chiếc TV nào có sử dụng miniled. Qua từng năm, bằng cách tăng cường số lượng cũng như chất lượng của các vùng làm mờ cục bộ dimming zone, các nhà sản xuất luôn tìm cách hạn chế tối đa sự xuất hiện của hiện tượng quần sáng khi hiển thị các vật thể trắng sáng tuyệt đối trên một nền đen hoàn toàn.

Bên dưới đây là một số các thử nghiệm

8367771 31cebfb9e3ad92358ba13b699f357718

Ở độ sáng 100 nit của vật thể nhỏ, hoàn toàn không có blooming xảy ra


Screenshot 2024-06-17 at 3.01.42 PM.png



Thử crop 1200% để nhìn rõ hơn viền của chủ thể trắng


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-11.jpg



Ở độ sáng 500 nits, blooming vẫn chưa có dấu hiệu xảy ra


Screenshot 2024-06-17 at 3.01.51 PM.png



Tiếp tục crop 1200% để nhìn rõ hơn, các pixel ở quanh vòng tròn vẫn đảm bảo màu đen


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-13.jpg



Và tới độ sáng 1000 nits, trên thực tế ở hình này và cả mắt thường vẫn chưa thể nhìn rõ blooming quanh vòng tròn trắng


Screenshot 2024-06-17 at 3.01.10 PM.png



Tuy nhiên nếu crop vào 1200 nit ven viền, chúng ta sẽ phần nào thấy được một số pixel “Tím” ở quanh viền. Tuy nhiên nó khá nhỏ để có thể nhìn thấy khi thực tế sử dụng bình thường.

Dù vậy, khi các phụ đề nằm hoàn toàn trên phim có phần đen trên dưới nhiều và phim có chế độ HDR, phần phụ đề khi nằm hoàn toàn bên dưới phần đen vẫn sẽ có hiện tượng quầng sáng xung quanh chữ. Khi đó, độ sáng của các dòng phụ đề đâu đó từ khoảng 1800 nit trở lên thì sẽ thấy rõ hiện tượng này.


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-8.jpg



Trong thử nghiệm tiếp theo, mình thử cho một thanh sáng trắng tuyệt đối chuyển động xoay quét qua các viền của màn hình. Anh em có thể thấy các vùng càng gần trung tâm thì vẫn đảm bảo nét và đen / trắng tuyệt đối. Riêng ở khu vực khoảng 1cm tính từ viền TV, khi thanh ánh sáng quét qua sẽ có một chút vệt và quầng sáng ở khu vực đó. Cái này thực ra mình thử nghiệm để đưa chiếc TV này tới độ khó giới hạn của nó xem thử coi sao chứ trên thực tế lúc xem TV bình thường, gần như chúng ta sẽ khá hiếm gặp hình ảnh tương tự như thử nghiệm thanh ánh sáng này.


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-6.jpg



Và thêm một chút thử nghiệm chia đôi màn hình sáng tối


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-5.jpg



Và nhiều đốm sáng nhỏ to trên cùng một màn hình. Anh em có thể xem video cho dễ hình dung chỗ này hơn nhé.

Âm thanh


Đây là một thành phần không thể thiếu để tạo nên một chiếc TV. Về phần cứng thì QN90D được trang bị hệ thống loa 4.2.2 với công suất 60W. Phần cứng này được hỗ trợ bởi một loạt những công nghệ có sử dụng trí thông minh nhân tạo để tối ưu khả năng phát âm thanh ở các tình huống sử dụng khác nhau. Cơ bản nhất thì sau khi lắp đặt TV trong nhà, TV sẽ tự nhận diện không gian để tối ưu cách âm thanh được phát ra, có hỗ trợ công nghệ Dolby Atmos.

Một điểm mà anh em sẽ được trải nghiệm khá rõ chính là OTS+, với công nghệ này, vị trí của chủ thể phát ra nguồn âm trên màn hình sẽ được AI nhận diện và lúc này, nguồn âm sẽ được tối ưu để cho cảm giác giống như nó đang được phát tới từ hướng đó vậy. Tính năng này hay quá chừng nhưng hiện mình khá khó demo bằng video cho anh em xem. Để mình tìm mic xịn và ngâm cứu cách làm rồi chia sẻ sau về anh thanh của chiếc TV này nhé.

Một công nghệ khác mà anh em cũng sẽ nhận thấy hiệu quả rất rõ chính là dùng AI phân tích âm thanh. Thí dụ như anh em đang coi một đoạn phim, AI sẽ nhận diện âm giọng thoại của diễn viên và tối ưu nó so với các âm thanh còn lại. Chưa dừng lại ở đó, thí dụ như ngoài đời đang có những tạp âm gì đó như tiếng máy lạnh chạy ồn, tiếng robot hút bụi đi dọn nhà,… AI sẽ nhận diện các tập âm này và khuếch đại thoại của diễn viên lên ra khỏi nền âm, cho phép chúng ta vẫn nghe rõ nội dung của bộ phim.

Gaming


Năm nay menu game không chỉ được làm mới mà ngoài ra, chúng ta còn có thêm tính năng dùng AI để tự động chuyển profile màu tương ứng với từng thể loại game. Cách hoạt động ở đây là AI sẽ đọc nội dung game, xác định tên tựa game chúng ta đang chơi là gì ngay từ màn hình chính và sau đó, nó sẽ tự động chuyển sang thể loại game tương ứng với trỏ chơi đó như RTS, FPS, Role Play,…

Ở đời trước thì chúng ta cũng có các profile này nhưng phải vào chỉnh thủ công, còn bây giờ thì AI tự xác định và chuyển luôn cũng là một tiện ích đáng chú ý trên chiếc TV này về mặt “thông minh”. Mình thử cắm PS5 và bật Final Fantasy 7 Rebirth và Ghost of Tsushima, chế độ game tương ứng được chuyển nhanh ngay từ màn hình menu của game. Cơ bản thì mình thích tính năng này bởi trước đây, dù dùng TV có các chế độ này nhưng trong quá trình dùng, mình rất lười để chỉnh qua mỗi lần chơi game và thậm chí, đôi khi còn không nhớ tới sự tồn tại của nó nữa.

TizenOS và những tiện ích


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-32.jpg


Trên thực tế, từng hãng TV đều lựa chọn một giao diện người dùng cho chiếc TV của họ và Samsung cũng không ngoại lệ. Như bao năm qua, Samsung vẫn theo đuổi nền tảng hệ điều hành Tizen dành riêng cho các mẫu TV của họ. Giao diện qua các năm liên tục được thay đổi theo hướng gọn gàng hơn, phẳng hơn. Chúng ta vẫn có layout từ trên xuống bao gồm các chương trình đáng chú ý lấy từ các ứng dụng đã được cài vào TV và bên dưới là khu vực chọn nguồn tín hiệu đầu vào, cũng khá đơn giản.


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-28.jpg


Phiên bản trên QN90D năm nay, menu chính được làm lại nhẹ theo hướng gọn gàng hơn. Thứ tự từ trên xuống dưới sẽ là: khu vực ứng dụng / input đầu vào vừa xem trước đó, các gợi ý từ những ứng dụng mà chúng ta đã cài vào như Youtube, Vieon, Netflix, AppleTV,… Cách làm này giúp cho giao diện của màn hình chính sẽ luôn mới theo sự cập nhật của những nội dung nằm trong news feed của ứng dụng mà người dùng đang xài vốn đã được cá nhân hóa riêng cho từng tài khoản. Mặc khác, việc mang ra sẵn ngoài home như thế này cũng sẽ giúp người dùng nhanh chóng duyệt nhanh qua những cái mới để đưa ra quyết định xem cái gì nhanh hơn, không cần phải đi vào từng ứng dụng.

Duy chỉ có một khu vực bên trên chiếm gần một nửa, mình thấy hơi phí do nó trống và không để gì cả. Chỉ là một lời kêu gọi khám phá các ứng dụng mới cùng đường dẫn tới trang ứng dụng có thể tải về. Cá nhân mình thấy chỗ này nên để một thumbnail của chương trình nổi bật nào đó, hoặc câu chào chủ nhân TV / thời tiết, hoặc các thông tin nhỏ nhỏ gì đó thì sẽ đã hơn, nhìn cũng đẹp hơn và đỡ phí diện tích UI màn hình home hơn.


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-29.jpg


Năm nay TizenOS không còn cho lựa đầu vào ở màn hình home mà sẽ nằm riêng một khu vực ở menu. Chúng ta sẽ trượt xuống bên dưới đây để chọn ngõ vào input từ các thiết bị chúng ta kết nối như PS5, Xbox hay setop box nào đó chẳng hạn.


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-31.jpg


Ngoài ra, một điểm mới mà mình thích chính là gom toàn bộ các tính năng thông minh vào một khu vực mà Samsung đặt là Daily+. Trong đó chúng ta sẽ có đầy đủ những ứng dụng, từ các tùy chọn kết nối không dây tới thiết bị PC, hiển thị và quản lý các thiết bị smarthome trong nhà và thậm chí là những bài tập luyện tại nhà được Samsung gom sẵn.


review-tivi-samsung-qled-4k-qn90d-30.jpg


Khi bấm vào chúng ta sẽ được dẫn tới những bài tập nhanh tại nhà trên Youtube mà Samsung đã chọn. Lúc đó có thể vừa đứng trước TV coi huấn luyện viên hướng dẫn các động tác, vừa tập theo cũng khá hay. Lúc trước mình cũng có theo tập một vài khóa buổi sáng các bài tập này, đánh giá là một tiện ích khá hay.

Các tính năng khác


Một tính năng khác cũng có thể anh em sẽ quan tâm chính là dùng AI để tối ưu tiêu thụ điện năng. Samsung cho biết răng trí thông minh nhân tạo sẽ liên tục theo dõi điều kiện ánh sáng môi trường đặt TV và cả hành vi sử dụng của người dùng để tối ưu các thông số nhằm tối thiểu hóa lượng điện năng tiêu thụ. Đây là một tính năng khá mới và theo hãng công bố thì có thể tiết kiệm được tới 25% so với những chiếc TV khác.

Bên cạnh đó, là một thiết bị thông minh, QN90D cũng được trang bị công nghệ bảo mật Knox của Samsung, kết hợp cả phần cứng lẫn phần mềm để đảm bảo tính an toàn cho mọi thông tin, bao gồm cả những thiết bị được kết nối với TV.

Tổng kết


Có thể thấy, ở khía cạnh một chiếc TV phục vụ cho nhiều nhu cầu của nhiều người trong một gia đình, có thể dễ dàng bố trí ở bất cứ vị trí nào trong nhà mà không cần nghĩ nhiều tới tác động của môi trường tới chất lượng hình ảnh. Chất lượng hình ảnh được tối ưu bởi AI một cách hiệu quả, nổi bật sự nịnh mắt nhưng không quá lố, nhiều công nghệ tối ưu chất lượng hình ảnh,… chiếc TV QN90D của Samsung năm nay thực sự là một nâng cấp đáng giá so với những thế hệ trước đây, xứng đáng là một thiết bị giải trí đa dụng trong nhà, đảm bảo tròn vai ở các nhu cầu từ thể thao, phim điện ảnh, phim bộ, chơi game và thậm chí là làm màn hình chơi game PC,…. nhu cầu nào chắc chắn cũng được chiếc TV này đáp ứng một cách hài lòng cho người dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Tư Vấn Miễn Phí