Chi phí phải chăng
Tuy đã trải qua nhiều lần nâng cấp nhưng B-52 vẫn tương đối lạc hậu vì kể từ thập niên 1950, Mỹ đã phát triển một số máy bay ném bom chiến lược có công nghệ vượt trội so với các máy bay đời cũ. B-52 có nhược điểm là thiếu khả năng tàng hình, vì vậy nó kém xa các oanh tạc cơ B-2 Spirit (1989) và chiếc B-21 Raider sắp ra mắt, dự kiến sẽ hoạt động giữa thập niên 2020.
B-52H tại Căn cứ Không quân Minot, bang Bắc Dakota tháng 10/2023.
Thế nhưng trong khi tiếp tục phát triển lực lượng oanh tạc cơ chiến lược tầm xa, Mỹ vẫn vận hành B-52 và có kế hoạch dùng trong nhiều thập niên nữa. Đó là vì B-52 đã chứng minh được tính hiệu quả và độ tin cậy trong các cuộc xung đột và nhiệm vụ khác nhau nhiều năm qua. Mặc dù được thiết kế để thả vũ khí hạt nhân, nhưng nó cũng có thể thả các loại bom và tên lửa phi hạt nhân. Điển hình là B-52 đã có tới 1.800 lần xuất kích, dùng vũ khí thông thường để hỗ trợ các nhiệm vụ ở Syria và Iraq.
B-52 có thể thực hiện tuần tra trên biển.
Ngoài ra, chỉ có một số ít chiếc B-52 từng bị rơi. Nó cũng rất linh hoạt, ngoài vai trò là oanh tạc cơ thông thường và máy bay răn đe hạt nhân chiến lược, B-52 còn đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như hỗ trợ tầm gần, phản công trên không, hoạt động trên biển và ngăn chặn trên không. Nó cũng có thể thu thập thông tin tình báo, đặc biệt là giám sát trên đại dương, để hỗ trợ cho Hải quân Mỹ.