“Các vụ can nhiễu smartkey trước đây do Cục Tần số vô tuyến điện giải quyết ghi nhận chủ yếu trên tần số 433MHz, tuy nhiên can nhiễu lần này xảy ra trên tần số 125kHz. Khác với công nghệ nhận dạng vô tuyến sử dụng để tìm, đóng mở cửa xe, cửa cuốn,… chỉ thông qua kích hoạt smartkey trên tần số 433MHz; việc nhận dạng để khởi động xe ô tô, xe máy lại được sử dụng công nghệ RFID (Công nghệ RFID – Radio Frequency Identification) chủ động. Quá trình nhận dạng vô tuyến chủ động gồm hai chiều: Từ smartkey tới bộ đọc – Reader (ở ô tô, xe máy) trên tần số 433MHz và từ bộ đọc – Reader phát ra tín hiệu trên tần số thấp 125kHz gửi đến smartkey. Việc sử dụng công nghệ RFID chủ động làm tăng thêm tính bảo mật, song cũng tăng thêm nguy cơ bị can nhiễu bởi chỉ cần một trong hai tần số bị can nhiễu là quá trình nhận dạng thất bại, dẫn đến không thể khởi động được ô tô, xe máy và nếu không để ý đo đạc trên tần số 125kHz thì sẽ khó tìm nguyên nhân gây nhiễu.”
Một vài ví dụ về test EMC (bên dưới là phòng cách ly EMC và kết quả đo đạc cho một chiếc xe đạp điện)