Họ đeo những chiếc nhẫn này vào vị trí ngón áp út của bàn tay trái vì tin rằng có một “mạch máu tình yêu” chạy thẳng từ ngón tay ấy đến thẳng trái tim. Trong quan niệm của người Ai Cập, vòng tròn được xem la biểu tượng của quyền lực và chiếc nhẫn cưới tròn được xem như lời hứa hẹn mãi mãi, không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc.
Dần sau đó, người La Mã đã tiếp thu và làm phong tục trở nên phổ biến hơn. Họ thường làm nhẫn từ sắt và vàng, như một biểu tượng cho sự kiên định và vĩnh cửu trong hôn nhân.
“Phụ nữ La Mã được trao 2 chiếc nhẫn để thông báo lễ đính hôn và kế hôn. Các cô dâu thuộc tầng lớp trung lưu hoặc dân thường cũng có 2 chiếc, 1 chiếc nhẫn bằng sắt và một chiếc bằng vàng chỉ để đeo khi ra đường.”
Không lâu sau đó, nhẫn cưới bắt đầu được cá nhân hoá. Trong thời đế chế Byzantine, những chiếc nhẫn còn được khắc hình cặp đôi. Vào thế kỷ 15, nhẫn Posie với những câu thơ và thông điệp ngắn bên trong trở nên phổ biến.
Về sau, nhẫn ngày càng trở nên cầu kỳ hơn. Trong đó phải kể đến nhẫn Gimmel xuất hiện từ thế kỷ 15 đến 17, nhưng đến nay, Gimmel vẫn được xem là chiếc nhẫn phức tạp nhất. Gimmel gồm 2-3 vòng nhẫn có thể tách ra và gắn lại với nhau, khi đeo sẽ tạo thành 1 chiếc nhẫn hoàn chỉnh. Ở những thiết kế ban đầu, cô dâu và chú rễ mỗi người sẽ đeo một chiếc nhẫn trước ngày cưới và sau đó trong đám cưới, chú rể sẽ đưa lại cho cô dâu để đeo như 1 chiếc hoàn chỉnh biểu thị cho sự kết hợp.