Người đang phá hỏng Google Search?

8323918 Gear Prabhakar Raghavan 02.webp

Công cụ tìm kiếm trực tuyến của Google được cập nhật lớn vào tháng 3/2019. Đáng lẽ ra nó là “bản cập nhật lớn nhất từ trước tới nay đối với Google Search”, nhưng kỳ thực chỉ là những thay đổi đảo ngược những quyết định trước đó của nhóm kỹ sư phát triển. Những trang web bị giảm traffic truy cập sau khi bản cập nhật “Penguin” được đưa ra năm 2012 bỗng nhiên có được lượng truy cập và tương tác tăng đột biến. Nói kỹ hơn, cập nhật “Penguin” năm 2012 được đưa ra để chống lại những trang web làm SEO dạng spam để câu kéo tương tác, không có nội dung thực sự có ích cho mọi người.


GettyImages-1229221048-1.webp


Dễ đưa ra một dự đoán, đó là cập nhật tháng 3/2019 là câu trả lời cho những lo ngại về tăng trưởng của Google Search, và nó xóa bỏ hết những thay đổi giúp Google Search chất lượng hơn kể từ năm 2012.

Tháng 5/2019, cập nhật đáng chú ý là, những đường link mua quảng cáo để hiển thị trên Google Search không còn nhãn dán “Ad” rõ ràng màu xanh lá nữa, mà chỉ là một nhãn nhỏ xíu màu đen, đường link giống hệt như những đường link hiển thị thông thường nhờ công cụ tìm kiếm. Tháng 1/2020, Google đem thay đổi này lên Google Search trên trình duyệt máy tính.

Năm tháng sau sự cố “code yellow”, Prabhakar Raghavan trở thành giám đốc mảng Google Search. Jerry Dischler đảm nhận chức vụ giám đốc mảng quảng cáo trực tuyến. Sau gần 20 năm gây dựng Google Search, Gomes bị đẩy về vị trí phó chủ tịch phụ trách giáo dục ở Google. Nói cách khác, vị kỹ sư góp công tạo ra Google Search từ những ngày đầu tiên đã bị Raghavan, một giám đốc, một nhà tư vấn quản lý đội lốt kỹ sư thay thế, và trong đầu vị này chỉ có doanh thu và tăng trưởng.

Ai là người hùng và ai là tội đồ?


Cuộc đời hiếm khi có trắng và đen rõ ràng. Nhưng ở góc nhìn của Google, Ben Gomes chắc chắn là người hùng. Ông gia nhập công ty từ năm 1999, trước cả khi Google trở thành nhà vua của mảng tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến, cùng thời điểm Larry Page và Sergey Brin cố gắng bán Google cho Excite với cái giá vỏn vẹn 1 triệu USD. May mà thương vụ này đổ bể vì nhà đầu tư chỉ trả có 750 nghìn USD.

Trong cuộc phỏng vấn với FastCompany năm 2018, Gomes nhớ lại, thử thách của Google “là đem thuật toán PageRank từ một chiếc máy sang mọi hệ thống khác để tìm kiếm thông tin.” Bất chấp quãng thời gian đóng góp cho Google và công lao của bản thân, mãi tới giữa năm 2018, Ben Gomes mới trở thành giám đốc mảng Google Search, sau khi John Giannandrea rời Google sang làm việc cho Apple, phát triển chiến lược nghiên cứu AI và machine learning.


CROP-GettyImages-1039497078-1538771069.webp


Mọi thông tin nói về Gomes đều mô tả một vị kỹ sư được quý trọng, đóng góp công sức tạo ra nền tảng cơ bản cho một trong những công nghệ quan trọng nhất từng được tạo ra, và bỏ hàng thập kỷ lao động để đảm bảo Google Search “có thể dẫn dắt người dùng sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin.”

Nhưng đến khi ngồi được vào vị trí mà Gomes xứng đáng có được cả chục năm trước, thì những nhà quản lý chỉ biết chiều lòng những nhà đầu tư phố Wall xuất hiện. Dẫn đầu trong số đó là Prabhakar Raghavan.

Trùng hợp thay, Raghavan từ năm 2005 cho tới năm 2012 chính là giám đốc mảng tìm kiếm của… Yahoo! Khoảng thời gian ấy đánh dấu sự suy tàn của Yahoo, từ chỗ là một công cụ được nhiều người sử dụng nhất, đánh rơi ngôi vương vào tay Google. Nhiệm vụ của Raghavan khi ấy là nghiên cứu phát triển sản phẩm tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến.


609490d0f22c6b00185dcd07.webp


Khi Raghavan gia nhập Yahoo, họ nắm 30.4% thị phần tìm kiếm trực tuyến, không thua quá xa so với thị phần 36.9% của Google, và gấp đôi con số 15.7% của MSN Search. Đến tháng 5/2012, Yahoo chỉ còn chiếm 13.4% thị phần, giảm liên tục trong vòng 9 tháng, đến Bing còn đánh bại được Yahoo. Cùng thời điểm năm 2012, Yahoo thực hiện chiến dịch thanh lọc nhân sự lớn nhất trong lịch sử, cho gần 2 nghìn nhân viên nghỉ việc, tương đương 14% tổng số nhân sự tập đoàn.

Dưới sự quản lý của Raghavan, công cụ tìm kiếm của Yahoo trở thành thứ vô dụng tới mức đến năm 2009, họ ngừng phát triển công nghệ tìm kiếm, thay vào đó là mua lại công nghệ của Bing. Đó cũng là thời điểm khởi nguồn cho cái kết buồn của Yahoo. Giữa lúc đỉnh cao bong bóng Dotcom diễn ra, Yahoo có giá trị vốn hóa 125 tỷ USD. Năm 2017, họ tự bán mình cho Verizon với giá 4.8 tỷ USD.

Lo cho lợi nhuận hơn là chất lượng dịch vụ


Rất khó để tìm ra được lai lịch chi tiết của Prabhakar Raghavan. Chỉ có cỡ 3 đến 4 bài viết phỏng vấn nói kỹ về quá trình làm việc và tiến thân của vị giám đốc này. Dễ nhận ra một điều, khả năng của Raghavan là tiến thân, leo lên những vị trí cao hơn nhờ vào cái đà tạo ra từ những thất bại mà chính ông này đã gây ra. Trong cuộc phỏng vấn năm 2021 với tờ Wired, Steven Levy nói rằng Raghavan “không phải CEO Google, nhưng ông ta quản lý toàn bộ tập đoàn.”

Dưới sự quản trị của Raghavan, Google Search từ chỗ là một công cụ đáng tin cậy, minh bạch bỗng biến thành thứ trái ngược hoàn toàn, khi mọi kết quả tìm kiếm đều phụ thuộc vào những thuật toán tối ưu SEO, quảng cáo, và những nội dung spam để chạy SEO, kiếm vị trí đẹp trên trang thứ nhất của kết quả tìm kiếm.


1662998885-shutterstock-750883999.jpg


Cũng vì lý do đó, có lẽ bản thân Raghavan hay chính bản thân CEO Pichai đều phải chịu trách nhiệm vì những gì sản phẩm Google Search đã gây ra đối với toàn bộ xã hội. Google hiện giờ là một phần tối quan trọng của cơ sở hạ tầng mạng trực tuyến, giống hệt như điện nước ở thế giới thật.

Mỉa mai ở chỗ, từ chỗ là một nhà khoa học máy tính có những nghiên cứu nghiêm túc và được giới học thuật tôn trọng, Raghavan lại lựa chọn hướng tiến thân bằng quản trị doanh nghiệp, tập trung vào doanh thu và lợi nhuận, đẩy những kỹ sư thực sự bỏ công sức để phát triển sản phẩm, từ đó tạo ra một Google Search dù lãi nhiều hơn, nhưng trở nên vô dụng hơn với mọi người.


059m8JGUpORCiRXkpSO2RRK-25.webp


Câu chuyện của Raghavan thực sự độc đáo ở chỗ, dù không phải CEO hay nhà sáng lập của cả Google hay Yahoo trong quá trình làm việc cho cả hai tập đoàn, nhưng ông này lại thành công trong việc phá hỏng kết cấu kinh doanh và chất lượng dịch vụ của cả hai. Đáng nể hơn, là ông này làm được điều đó trong khi gần như chẳng ai biết tới tên.

Theo tác giả Edward Zitron, đây là một ví dụ điển hình của tư duy kinh tế gọi là “Rot Economy”, thứ đang gây ảnh hưởng cho biết bao tập đoàn, khi những nhà quản lý sẵn sàng tập trung vào lợi ích của các cổ đông, tập trung làm việc để tạo ra báo cáo tài chính hoàn hảo nhất có thể để đảm bảo giá cổ phiếu và giá trị vốn hóa. Còn chất lượng sản phẩm và dịch vụ ra sao, đó là thứ yếu.

Nguồn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Tư Vấn Miễn Phí