Cùng với bệnh lao và bệnh đậu mùa, các bệnh sốt kể trên và muỗi đã đi khắp Bắc Mỹ, giúp thực dân “xóa sổ” người da đỏ bản địa, mở rộng bước chân thuộc địa của người Châu Âu sau khi Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ.
Ước tính năm 1492, thời điểm mà Columbus tìm ra Châu Mỹ, dân số Tây Bán Cầu khoảng 100 triệu người bản địa. Đến năm 1800, chỉ còn lại 5 triệu người mà thôi. Tức là trong vòng 300 năm, hàng trăm triệu người bản địa đã chết vì các căn bệnh truyền nhiễm.
Muỗi và sự sụp đổ của Đế chế La Mã
Theo mô tả của 1 học giả La Mã, vùng đầm lầy Pontine rộng 310 dặm vuông bao quanh Rome là lá chắn vững chắc cho đế chế cổ đại này. Ông nói, trước khi bước vô vùng này, mọi người phải che thật kĩ cổ và mặt để đề phòng muỗi cắn.
Thời Đế chế La Mã, bệnh sốt rét là kẻ thù truyền kiếp và chết người, nhà sử học Kyle Harper nói. Bệnh sốt rét đã làm suy yếu sức sống và cạn kiệt sức lao động của người dân La Mã, góp phần làm suy tàn của đế chế.
Đầm lầy Pontine năm 1850
Trước thời Thế chiến 2, lãnh tụ Benito Mussolini của Ý từng làm khô cạn vùng đầm lầy Pontine để diệt muỗi. Khi Thế chiến 2 bùng nổ, phát-xít Ý đã làm ngập lại vùng đầm lầy này để “nuôi muỗi”, nhằm chặn đường tiến của quân Đồng Minh ở Anzio.