Năm 2016, Apple mua lại Perpetual Machines, công ty được thành lập bởi giáo sư Ruslan Salakhutdinov và hai sinh viên theo học ông ở trường đại học Carnegie Mellon. Công nghệ mà Perpetual Machines phát triển cho phép nhận diện hình ảnh bằng thuật toán AI. Ông Salakhutdinov trả lời tờ FT: “Thời điểm ấy Apple cũng lôi kéo vài nhà nghiên cứu, cùng lúc cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng để huấn luyện những mô hình AI.”
Nhà nghiên cứu AI hàng đầu vừa “quay xe”, nghỉ việc ở Google và gọi AI là nguy cơ với loài người
Không chỉ đơn thuần là một trong những nhà nghiên cứu AI hàng đầu, mà thực tế tiến sĩ Geoffrey Hinton còn được mệnh danh là “người cha đỡ đầu” của ngành nghiên cứu trí thông minh nhân tạo. Năm 2012, tiến sĩ Hinton cùng hai nghiên cứu sinh ở đại học…
Giáo sư Salakhutdinov chính là một trong số những cái tên chủ chốt định hình lịch sử nghiên cứu neural network, và là học trò của chính giáo sư Geoffrey Hinton, người được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ trí thông minh nhân tạo. Năm ngoái, giáo sư Hinton đã rời khỏi Google, và có những tuyên bố mang tính tiêu cực về lo ngại của ông về AI tạo nội dung. Còn giáo sư Salakhutdinov làm việc với Apple cho tới năm 2020, sau khi nghỉ việc, ông quay trở lại giảng dạy ngành khoa học máy tính ở Carnegie Mellon.
Đội ngũ lãnh đạo mảng AI của Apple toàn người cũ Google
Nhóm nghiên cứu hàng đầu về AI của Apple hiện tại bao gồm những cái tên từng là giám đốc cấp cao tại Google. Giannandrea được đề cập ở trên là một ví dụ. Trước đây ông từng đứng đầu Google Brain, mảng nghiên cứu AI nội bộ Google, trước khi Google Brain được sáp nhập với DeepMind, để trở thành Google DeepMind. Hiện tại ông đang là giám đốc nhóm nghiên cứu “mô hình nền tảng” của Apple.
John Giannandrea
Những cái tên khác có thể kể ra, bao gồm Samy Bengio, giám đốc cấp cao nghiên cứu AI và machine learning. Ông từng là một trong những nhà nghiên cứu AI hàng đầu của Google.
Ruoming Pang, kỹ sư kiêm nhà quản lý dẫn đầu nhóm nghiên cứu LLM của nhóm “Foundation Models” tại Apple thì từng là người đứng đầu nhóm nghiên cứu AI nhận diện giọng nói của Google.
Một người đi đầu ngành AI khác, Ian Goodfellow cũng từng rời Google đến làm việc cho Apple, nhưng sau đó từ chức năm 2022 vì phản đối quy chế quay trở lại văn phòng làm việc của Apple, hậu đại dịch COVID-19.
Apple MM1: Mô hình AI nhận diện hình ảnh và văn bản, khá giống Circle to Search nhưng thông minh hơn
Trước khi công bố MM1, Apple cũng đã giới thiệu một mô hình AI được các kỹ sư của tập đoàn hợp tác với các nhà nghiên cứu đại học California phát triển, gọi là MGIE.
Nếu như MGIE (MLLM-Guided Image Editing) là giải pháp kết hợp giữa mô hình ngôn…
Trong vòng 2 năm qua, 6 kỹ sư cấp cao từng làm việc cho Google, được Apple mời về làm việc đã được nêu tên dưới cương vị tác giả nghiên cứu của một công trình khoa học được công bố hồi tháng 3. Kết quả của quá trình nghiên cứu này là một nhóm những mô hình AI được đặt tên là MM1, nhận diện được cả văn bản lẫn hình ảnh từ câu lệnh của người dùng.
Và như trong một bài viết gửi tới anh em trước đây, Apple hiện giờ đã vung tiền mua chừng hơn 2 chục startup nghiên cứu AI trong vòng 10 năm qua, tập trung vào những giải pháp mô hình AI để nhận diện hình ảnh, video, phân tích dữ liệu, tìm kiếm và tổng hợp nội dung âm nhạc. Trong đó, những nhà sáng lập nhiều startup này, chẳng hạn như Musicmetric, Emotient, Silk Labs, PullString, CamerAI, Fashwell, Spectral Edge, Inductiv Inc, Vilynx, AI Music và WaveOne hiện tại vẫn đang là nhân sự làm việc cho Apple.
AI của Apple làm được gì?
Theo giáo sư Salakhutdinov, Apple đã và đang tập trung vào việc “làm càng nhiều việc càng tốt thông qua phần cứng thiết bị” khi nghiên cứu giải pháp AI. Điều này có nghĩa Apple sẽ cần những con chip xử lý với cái tên thương mại Apple Silicon càng lúc càng khỏe, để tải mô hình AI vào chip DRAM lưu trữ, rồi vận hành trên những transistor xử lý logic của chip iPhone hay MacBook.
Sumit Sadana, phó chủ tịch kiêm giám đốc kinh doanh của Micron Technology, một trong những nhà cung cấp chip nhớ cho Apple: “Sản phẩm quan trọng kế tiếp sẽ là một chiếc smartphone AI, và nó sẽ cần rất nhiều RAM.” Ông Sadana cho biết thêm, trung bình một chiếc smartphone hiện tại không đủ bộ nhớ để vận hành mô hình ngôn ngữ ở cấp độ local, xử lý qua phần cứng thiết bị.
Google: Muốn chạy AI trên phần cứng điện thoại, 8GB RAM không thể đủ
Đầu tháng 3, Google đã khiến không ít người ngạc nhiên vì trong hai chiếc điện thoại Pixel đời mới nhất của họ, Pixel 8 và 8 Pro, chỉ có chiếc 8 Pro mới chạy được mô hình AI mới nhất Google Gemini. Dù về cơ bản thì cấu hình linh kiện bên trong…
Giáo sư Salakhutdinov cho biết thêm, một nguyên nhân khiến Apple có phần dè dặt và chậm chạp trong việc ra mắt giải pháp AI cho người dùng iPhone hay MacBook, là vì nguy cơ mô hình ngôn ngữ có thể tạo ra những câu trả lời sai sự thật hoặc có thể tạo ra vấn đề: “Tôi nghĩ họ đang tương đối cảnh giác, vì họ sẽ không thể ra mắt một thứ họ không kiểm soát được hoàn toàn.”
CEO Google: Vụ AI Gemini thiên lệch giới tính và chủng tộc là “không thể chấp nhận được”
Đó là những gì được viết trong ghi chú mà CEO Sundar Pichai của tập đoàn Alphabet, phản hồi lại sự cố AI Gemini, với chatbot và tính năng tạo hình ảnh bằng mô hình ngôn ngữ đã chế ra những thông tin và hình ảnh sai lệch về mặt lịch sử và chủng tộc…
Tháng 6 tới, những thắc mắc của người dùng thiết bị Apple về những tính năng AI có thể sẽ được giải đáp, khi WWDC thường niên được tổ chức.
Erik Woodring, nhà phân tích thị trường tại Morgan Stanley cho rằng, chiếc iPhone kế tiếp có thể sẽ tập trung nhiều vào những tính năng kích hoạt bằng giọng nói, trợ lý ảo thông minh hơn, với trung tâm là một phiên bản Siri được nâng cấp, có thể tương tác với mọi ứng dụng trong điện thoại của bạn thông qua lệnh bằng giọng nói. Thứ chúng ta kỳ vọng ở WWDC năm nay sẽ là việc Apple trình diễn một hoặc hai tính năng AI, đủ sức trở thành thứ thay đổi trải nghiệm với hầu hết mọi người dùng.
Theo FT