Lịch sử phát triển từ quá khứ đến tương lai

8346249 cover mu bao hiem cua vuong quoc macedonia the ky 3 tcn
Các vật liệu tổng hợp, nhẹ như Kevlar (một loại sợi tổng hợp bền và chịu nhiệt), với khả năng bảo vệ đầu được cải thiện, đã đưa đến sự ra đời của Mũ bảo hiểm PASGT (Personnel Armor System for Ground Troops) dành cho bộ binh. PASGT nặng từ 1,4 đến 1,9 kg và sử dụng hệ thống đệm có thể điều chỉnh từ bên trong để tạo sự thoải mái. PAST là lần đầu tiên mũ bảo hiểm được định nghĩa như một hệ thống.


mu-bao-hiem-pasgt-va-mich.jpg



Mũ PASGT (trái) thường được dùng trong Cuộc chiến Vùng Vịnh và MICH (phải).

PASGT được thay thế bằng Mũ bảo hiểm Liên lạc Tích hợp dạng Mô-đun (Modular Integrated Communications Helmet, hay MICH), còn được gọi là Mũ bảo hiểm Tác chiến Tiên tiến (ACH). Mũ MICH/ACH chỉ nặng 1,6 kg, vừa vặn hơn và bảo vệ đầu tốt hơn nhờ những tiến bộ trong vật liệu Kevlar. Mũ được tích hợp các thiết bị liên lạc và có thể được trang bị cả tính năng nhìn ban đêm. Còn Mũ bảo hiểm Tác chiến Nâng cao (ECH) được cải thiện khả năng bảo vệ so với những loại mũ tiền nhiệm trong khi vẫn duy trì trọng lượng tương tự.


mu-bao-hiem-ech.jpg



Mũ ECH.

Tương lai của mũ bảo hiểm


Mũ bảo hiểm chiến đấu đã được cải tiến vượt bậc kể từ Thế chiến I, nhưng bước đi tiếp theo vẫn là một câu hỏi và quân đội Mỹ đã tìm cách giải quyết vấn đề bằng việc thành lập chương trình HEaDS-UP vào năm 2009. Kết quả là sự ra đời của loại mũ mang tên Hệ thống Bảo vệ đầu Tích hợp Thế hệ tiếp theo (NG-IHPS).

NG-IHPS, theo Giám đốc Sản phẩm Ken Elgort, là một “nền tảng được chế tạo có mục đích để tích hợp với các thiết bị hỗ trợ binh sĩ trong hiện tại lẫn tương lai.” Mũ bảo hiểm cung cấp nhiều hệ thống từ tăng cường thị giác đến tăng khả năng bảo vệ thính giác và tầm nhìn ban đêm được nâng cao, đồng thời nhẹ hơn 40% so với ACH. Có 2.000 chiếc mũ đã được cung cấp cho các đơn vị Lục quân đầu tiên vào tháng 2/2024, nhà sản xuất Avon Protection còn có hợp đồng cung cấp hơn 190.000 mũ cho đến tháng 9/2028.


mu-bao-hiem-ng-ihps.jpg



Mũ NG-IHPS.

Các mũ bảo hiểm tiên tiến của tương lai sẽ có màn hình HUD được tích hợp công nghệ thực tế tăng cường (AR) để binh sĩ có thể đưa ra quyết định tốt hơn theo thời gian thực. Công nghệ mới này được phát triển từ năm 2017, nhằm cung cấp cho binh lính các lộ trình tối ưu để đi đến mục tiêu, sắp xếp dữ liệu theo thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch nhiệm vụ và giúp người đội nhận diện rõ các mối đe dọa.

Những chiếc mũ tương lai này cũng cần phải dung hòa giữa trọng lượng với chức năng. Vì vậy các vật liệu mới có trọng lượng nhẹ như nhựa nhiệt dẻo và copolyme có thể đem lại khả năng bảo vệ trước các loại đạn hoặc vụ nổ sẽ được đưa vào sử dụng. Cùng với các loại khí tài khác, mũ bảo hiểm chiến đấu sẽ tiếp tục phát triển cho các nhiệm vụ hiện tại cũng như tương lai.

Theo [1], [2].

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Tư Vấn Miễn Phí