PCMark (chấm điểm CPU):
- Xiaomi HyperOS: 9.369 điểm.
- MIUI 14: 9.085 điểm.
So sánh điểm PCMark của Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
AnTuTu Benchmark (chấm tổng điểm CPU và GPU):
- Xiaomi HyperOS: 389.500 điểm.
- MIUI 14: 379.830 điểm.
So sánh điểm AnTuTu Benchmark của Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
3DMark Wild Life Extreme (chấm điểm GPU):
- Xiaomi HyperOS: 142 điểm tổng, FPS trung bình là 0.86.
- MIUI 14: 136 điểm tổng, FPS trung bình là 0.82.
So sánh yếu tố điểm tổng, FPS trung bình mà Redmi Note 13 đạt được trong bài test 3DMark Wild Life Extreme khi máy ở Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
3DMark Wild Life Extreme (phần trăm pin và nhiệt độ máy khi chấm điểm GPU):
- Xiaomi HyperOS: Máy không hao pin (vẫn là 95%) và nhiệt độ giữ nguyên mức 37 độ C sau khi hoàn thành bài test.
- MIUI 14: Máy giảm 1% pin (từ 94% xuống 93%) và nhiệt độ giữ nguyên mức 36 độ C sau khi hoàn thành bài test.
So sánh yếu tố phần trăm pin, nhiệt độ của Redmi Note 13 trong bài test 3DMark Wild Life Extreme khi máy ở Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
3DMark Wild Life Extreme Stress Test (chấm điểm GPU):
- Xiaomi HyperOS: Mức độ ổn định 98.6%, số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất là 2 điểm (141-139=2).
- MIUI 14: Mức độ ổn định 97.8%, số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất là 3 điểm (139-136=3).
So sánh yếu tố độ ổn định, số điểm chênh lệch vòng lặp cao nhất – thấp nhất mà Redmi Note 13 đạt được trong bài test 3DMark Wild Life Extreme Stress Test khi máy ở Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
3DMark Wild Life Extreme Stress Test (phần trăm pin và nhiệt độ máy khi chấm điểm GPU):
- Xiaomi HyperOS: Máy giảm 2% pin (từ 98% xuống 96%) và nhiệt độ giữ nguyên mức 36 độ C sau khi hoàn thành bài test.
- MIUI 14: Máy giảm 3% pin (từ 100% xuống 97%) và nhiệt độ tăng 1 độ C (từ 35 độ C lên 36 độ C) sau khi hoàn thành bài test.
So sánh yếu tố phần trăm pin, nhiệt độ của Redmi Note 13 trong bài test 3DMark Wild Life Extreme Stress Test khi máy ở Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
Trải nghiệm chơi game thực tế trên Redmi Note 13 trước và sau khi cập nhật Xiaomi HyperOS
Để kiểm chứng khả năng chiến game của Redmi Note 13 khi còn ở MIUI 14 vs sau khi cập nhật Xiaomi HyperOS, mình đã tải 4 trò chơi về máy bao gồm:
- Liên Quân Mobile
- Free Fire
- PUBG Mobile
- Play Together
Điều kiện trải nghiệm game thực tế trên Redmi Note 13 cụ thể như sau (áp dụng ở cả MIUI 14 và Xiaomi HyperOS):
- Sử dụng phần mềm Perfdog để đo dữ liệu FPS cho từng tựa game.
- Thiết lập đồ họa trong game ở mức tối ưu cho thông số cấu hình của máy, không thiết lập ở mức cao nhất (ngoại trừ game Liên Quân Mobile).
- Nhiệt độ phòng bình thường không bật điều hòa (khoảng 28 – 30 độ C).
- Độ sáng màn hình 100%, tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng.
- Âm lượng loa ngoài 50%.
- Bật màn hình tần số quét 120 Hz.
Liên Quân Mobile
Thiết lập đồ họa trong game Liên Quân Mobile (áp dụng cho cả Xiaomi HyperOS và MIUI 14).
Free Fire
Thiết lập đồ họa trong game Free Fire (áp dụng cho cả Xiaomi HyperOS và MIUI 14).
Play Together
Thiết lập đồ họa trong game Play Together (áp dụng cho cả Xiaomi HyperOS và MIUI 14).
PUBG Mobile
Thiết lập đồ họa trong game PUBG Mobile (áp dụng cho cả Xiaomi HyperOS và MIUI 14).
Bên dưới đây là bảng đo FPS của các tựa game mà mình đã chơi thực tế trên Redmi Note 13 (ở cả Xiaomi HyperOS và MIUI 14). Chúng ta có thể thấy Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS và MIUI 14 đều mang lại trải nghiệm chơi Liên Quân Mobile và Free Fire tương đối tốt với FPS trung bình trên mức 59.
Tuy nhiên khi mình chơi Play Together và PUBG Mobile trên Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS, mình nhận thấy thiết bị gặp tình trạng giật khựng, tụt khung hình thường xuyên. Mức FPS trung bình mà Redmi Note 13 (chạy Xiaomi HyperOS) đạt được ở hai tựa game trên lần lượt chỉ là 28.7 và 29.9.
Trong khi đó, Redmi Note 13 khi còn ở MIUI 14 thì máy mang lại trải nghiệm chơi Play Together, PUBG Mobile tốt hơn với mức FPS trung bình lần lượt là 43 và 30.
Đây là bảng tổng hợp FPS của 5 tựa game mình chơi trên Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
Dựa trên những điểm số hiệu năng cũng như trải nghiệm chơi game thực tế mà mình có được bên trên, mình nhận định hiệu năng của Redmi Note 13 đã giảm nhẹ sau khi máy được cập nhật Xiaomi HyperOS.
Trải nghiệm thực tế từ mình về hiệu năng Redmi Note 13 cập nhật HyperOS có nét tương đồng với những phản hồi trên các cộng đồng người dùng Redmi Note 13, phần lớn trong số họ cho rằng Redmi Note 13 sau khi lên HyperOS bị giảm hiệu năng và thường gặp tình trạng tụt khung hình khi chơi game.
So sánh thời lượng pin ở MIUI 14 vs Xiaomi HyperOS
Ở phần này, mình đã thực hiện bài đánh giá pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%) trên thiết bị. Bên dưới đây là các điều kiện trong bài đánh giá pin Redmi Note 13 (các điều kiện này đều được áp dụng trước và sau khi máy cập nhật Xiaomi HyperOS):
- Trải nghiệm 4 tác vụ xoay vòng gồm: Chơi Liên Quân (thiết lập đồ họa ở mức tối đa mà máy hỗ trợ như hình bên dưới), xem video trên YouTube, lướt ứng dụng Facebook, lướt ứng dụng TikTok.
Đây là thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong Liên Quân Mobile để đánh giá pin Redmi Note 13 trước và sau khi cập nhật Xiaomi HyperOS.
- Mỗi tác vụ sử dụng 1 tiếng đồng hồ
- Xoay vòng các tác vụ từ 100% xuống 0%.
- Máy chỉ sử dụng 1 tác vụ và không có ứng dụng đa nhiệm chạy nền.
- Máy có lắp SIM và kết nối mạng nhưng chỉ sử dụng kết nối Wi-Fi xuyên suốt bài đánh giá.
- Độ sáng màn hình 100%, tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng.
- Bật loa ngoài với âm lượng 50%.
- Không bật tiết kiệm pin, GPS và Bluetooth.
Kết quả mình thu được như hình ảnh so sánh bên dưới, viên pin 5.000 mAh của Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS có thể hoạt động liên tục 9 tiếng 8 phút cho 4 tác vụ xoay vòng. Con số này thấp hơn so với mốc thời gian 10 tiếng 2 phút của Redmi Note 13 chạy MIUI 14.
Bảng so sánh chi tiết thời lượng sử dụng pin theo từng tác vụ của Redmi Note 13 ở Xiaomi HyperOS (bên trên) và MIUI 14 (bên dưới).
Như vậy với 100% pin trên Redmi Note 13 và theo những tiêu chuẩn trong bài đánh giá pin mà mình đã thực hiện, ngay bên dưới đây sẽ là thời lượng mà bạn có thể sử dụng từng tác vụ trên thiết bị (ở cả Xiaomi HyperOS cũng như MIUI 14). Qua đó, mình cũng nhận định bản cập nhật Xiaomi HyperOS khiến thời lượng sử dụng pin của Redmi Note 13 bị giảm nhẹ so với thời điểm máy ở MIUI 14.
Tính năng mới trên Xiaomi HyperOS
Trong một vài điểm nổi bật khi cập nhật Xiaomi HyperOS cho Redmi Note 13, mình dễ dàng nhận thấy trong số đó là phần giao diện của thiết bị nay đã trực quan và mềm mại hơn so với MIUI 14, chẳng hạn như màn hình khóa, khu vực control center, giao diện cài đặt hệ thống,… Đặc biệt, mình cũng đánh giá cao phông chữ MiSans mới, trông dễ nhìn hơn so với kiểu font cũ trên MIUI 14.
Ngoài ra, mình nhận thấy Redmi Note 13 sau khi cập nhật Xiaomi HyperOS còn mang lại trải nghiệm vuốt chạm, mở ứng dụng, đa nhiệm, mở khóa điện thoại,… mượt hơn đôi chút so với MIUI 14.
So sánh giao diện thanh control center trên Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
Trên giao diện control center của Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS (bên trái), phím truy cập nhanh cài đặt hệ thống đã được đưa xuống dưới giúp mình dễ thao tác hơn so với việc đặt bên trên cùng như MIUI 14 (bên phải).
Giao diện ứng dụng Thời tiết trên Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS (bên trái) trông trực quan hơn so với MIUI 14 (bên phải).
So sánh giao diện cài đặt hệ thống trên Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
Mình đánh giá cao thiết kế phông chữ MiSans mới trên Xiaomi HyperOS (bên trái).
Khu vực màn hình khoá cũng là một thay đổi khiến mình cảm thấy hào hứng ở bản cập nhật Xiaomi HyperOS cho Redmi Note 13. Cụ thể, phần màn hình khóa này cho phép mình tuỳ biến sâu ở hình nền, hiệu ứng hình nền font chữ, màu sắc, chữ ký, widget nhằm tăng tính cá nhân hóa cho chiếc điện thoại. Trong khi đó, MIUI 14 trước đây chỉ hỗ trợ thay đổi màn hình khoá từ một vài hình nền có sẵn hoặc ảnh chụp từ camera.
So sánh giao diện tùy chỉnh màn hình khóa trên Redmi Note 13 chạy Xiaomi HyperOS (bên trái) và MIUI 14 (bên phải).
Redmi Note 13 ở Xiaomi HyperOS cho phép mình tùy biến sâu vào từng yếu tố của màn hình khóa điện thoại như màu sắc, phông chữ, các widget, hiệu ứng hình nền,…
Tuy nhiên, mình nhận thấy bản cập nhật HyperOS trên Redmi Note 13 chỉ có hai bộ sưu tập hình nền màn hình khóa là Cổ điển, Hình thoi và không hỗ trợ bộ sưu tập hình Tạp chí như một vài bản HyperOS trên các thiết bị Xiaomi cao cấp khác mà mình từng trải nghiệm. Liệu đây có phải là sự giới hạn về mặt tính năng trên những thiết bị giá bình dân so với dòng sản phẩm cao cấp?
Redmi Note 13 lên Xiaomi HyperOS có lỗi gì?
Như mình đã chia sẻ ở phần đánh giá hiệu năng bên trên, một vài người dùng Redmi Note 13 sau khi cập nhật HyperOS đã gặp phải một số lỗi như:
- Giảm hiệu năng.
- Chơi game bị tụt khung hình thường xuyên.
- Không bật được kết nối Bluetooth.
- Hao pin nhanh.
- Lỗi hiển thị bong bóng chat.
- Lỗi chậm thông báo.
Chia sẻ từ bạn robertkin – thành viên cộng đồng Tinhte về những lỗi bạn gặp phải khi sử dụng Xiaomi HyperOS.
Chiếc Redmi Note 13 mà mình đang sử dụng cũng gặp tình trạng giảm hiệu năng và chơi game bị drop FPS sau khi cập nhật Xiaomi HyperOS (đây cũng là hai lỗi mà nhiều người dùng Redmi Note 13 gặp phải). Mình hy vọng là Xiaomi có thể sớm phát hành các bản cập nhật sửa lỗi trong thời gian sớm nhất để cải thiện tình hình trên.
Nhận định của mình về bản cập nhật
Nhìn chung, mình nhận định phiên bản Xiaomi HyperOS 1.0.2.0.UNGMIXM có vẻ chưa được tối ưu tốt nhất cho Redmi Note 13 bởi thiết bị sau khi cập nhật đã gặp vấn đề về hiệu năng, thời lượng pin và còn tồn đọng một số lỗi nhỏ.
Vì vậy, mình nghĩ rằng các bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cập nhật Xiaomi HyperOS cho Redmi Note 13. Đặc biệt là những bạn nào coi trọng về tính ổn định trong trải nghiệm sử dụng hàng ngày, hiệu năng của thiết bị.
Ngược lại, nếu bạn không quá để tâm đến những yếu tố trên và chỉ muốn trải nghiệm những tính năng mới mẻ trên Xiaomi HyperOS thì mình tin bản cập nhật này sẽ không khiến bạn thất vọng.
Mặc dù Xiaomi HyperOS mang đến nhiều thay đổi thú vị nhưng các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cập nhật cho thiết bị của bản thân.
Vậy các bạn đánh giá như thế nào về bản cập nhật Xiaomi HyperOS? Hãy để lại cảm nghĩ của bạn ở phần bình luận bên dưới bài viết cho mình được biết nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.