Rồi sắp tới, Sony sẽ bán ra thị trường một món phụ kiện tên là PC Adapter cho kính thực tế ảo PS VR2. Việc Sony đem PS VR2 lên nền tảng PC tạo ra hai luồng suy nghĩ. Ở khái cạnh tích cực, những tính năng rất tuyệt của PS VR2, bao gồm đôi màn hình OLED độ phân giải trên 4K sẽ giúp trải nghiệm game PC trở nên mượt mà vô cùng, hay tính năng Foveated Rendering sẽ giảm tải cho cấu hình PC khi chơi game thực tế ảo. Nhưng ở khía cạnh ngược lại, chắc chắn cũng sẽ có người cho rằng, đem PS VR2 lên PC chứng tỏ Sony không còn tự tin vào sức hút của cặp kính này nếu chỉ giữ nó ở hệ sinh thái máy chơi game PS5.
Chơi điện tử với PSVR 2: Sony đã tạo ra một thiết bị vừa cao cấp vừa dễ tiếp cận
Thời PSVR ra mắt, phải thừa nhận mức giá của nó giúp Sony tạo ra một sản phẩm giúp bình dân hoá và phổ biến công nghệ thực tế ảo. Nhưng ở cái thời điểm 2016, công nghệ thực tế ảo còn tương đối non trẻ, mới chỉ có sản phẩm thương mại ra mắt thị…
Nói riêng về quan điểm cho rằng PS5 là một chiếc máy PC giá rẻ, sản xuất số lượng hàng trăm triệu máy để giảm giá thành, Mark Cerny hoàn toàn phủ nhận quan điểm này. Kỹ sư phát triển phần cứng nổi tiếng đã nhấn mạnh vào những khía cạnh tự do hơn dành cho những kỹ sư của Sony trong quá trình phát triển cấu hình máy PS5. Một trong số đó là họ hoàn toàn không bị gò bó bởi những phần mềm đi kèm với Windows hay tiêu chuẩn phần cứng của máy tính cá nhân. Nhờ đó, Sony có thể đẩy mạnh hiệu năng nền tảng GPU xử lý đồ hoạ, hay ổ cứng thể rắn có hiệu năng tốt hơn nhiều.
Theo Cerny, những lựa chọn trong quá trình phát triển cấu hình PS5 này có thể chính là những yếu tố khiến Microsoft điều chỉnh và tạo ra những tính năng mới trong DirectX hay DirectStorage. Chính bản thân DirectStorage hay RTX I/O của Nvidia được coi là câu trả lời cho tốc độ tải màn chơi rất nhanh của máy PS5, ấn nút vào game chỉ trong chớp mắt đã bắt đầu được chơi. Tuy nhiên cả hai tính năng này đều hiếm khi được tận dụng tới mức tối đa trong những tựa game PC.
Cùng với đó, trong cuộc phỏng vấn với Games Industry, Cerny cũng chỉ ra lợi thế về mức giá cũng như hiệu năng của cỗ máy PS5 so với cấu hình phần cứng PC, 3 năm kể từ khi chiếc máy này ra mắt thị trường vào tháng 11/2020. Ông dẫn một đoạn video clip của LinusTechTip đăng tải hồi tháng 2, khi Linus Sebastian cố gắng xây dựng một cấu hình PC với giá 500 USD, bằng đúng giá chiếc máy PS5. Theo Cerny, vì trong đoạn video này, Linus chọn bo mạch chủ đã qua sử dụng, nên cấu hình PC này nên được so sánh với những bộ PS5 cũ bán trên thị trường tự do, hiện tại đang có giá chỉ khoảng 300 USD.
Ở một phần khác của cuộc phỏng vấn, kiến trúc sư trưởng PlayStation đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi các nhà phát triển game trên toàn thế giới đã làm việc rất nhanh để ứng dụng hiệu ứng ray tracing thời gian thực vào những cảnh game trong các tác phẩm họ phát triển, cũng như việc tất cả đều nhắm tới tiêu chuẩn tốc độ khung hình 60 FPS thay vì 30 FPS.
Ông Cerny thừa nhận rằng, gần đến cuối quá trình phát triển, các kỹ sư Sony mới tính đến chuyện thêm phần cứng chuyên biệt xử lý hiệu ứng ray tracing trên nhân GPU của con chip xử lý. Còn trong khi đó, PS5 Pro, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay theo nhiều nguồn tin không chính thức, được cho là sẽ sở hữu cụm nhân ray tracing với hiệu năng được cải thiện đáng kể, cùng với đó là tính năng nâng độ phân giải hình ảnh game đưa lên TV, nhờ vào thuật toán machine learning.