Các quan chức CDHC Congo cho biết, nhiều nhóm có vũ trang hiện tại đang kiểm soát nguồn cung quặng kim loại và đất hiếm khai thác trái phép trên lãnh thổ nước này, rồi tuồn vào Rwanda và Udanga để xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Về phần tài nguyên, dải đất sát biên giới Rwanda và Udanga của CHDC Congo là nơi có trữ lượng quặng coltan lớn nhất thế giới, đây chính là nguồn cung chủ yếu tạo ra nguồn tantalum phục vụ cho quá trình sản xuất thiết bị công nghệ, từ những tụ điện hiệu suất cao cho tới chip bán dẫn. Dải lãnh thổ này hiện tại đang là khu vực xảy ra xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ với nhóm phiến quân M23.
Cả Liên Hợp Quốc, Mỹ và châu Âu đều cáo buộc M23 là nhóm phiến quân được Rwanda hậu thuẫn.
Phiến quân M23 hiện tại đang kiểm soát những tuyến đường vận chuyển khoáng sản chủ cốt giữa hồ Edward và hồ Kivu. Chính quyền Rwanda thì phủ nhận những lợi ích mà họ có được, phủ nhận cáo buộc của chính quyền CHDC Congo, rằng mỗi năm họ thất thu 1 tỷ USD vì nạn khai thác khoáng sản trái phép.
Biết nhưng vẫn sẵn sàng mua
Hôm thứ 5 vừa rồi, hai đơn vị luật Amsterdam & Partners LLP ở Washington, Mỹ và Bourdon & Associés ở Paris, Pháp, hai hãng luật được chính quyền CHDC Congo thuê điều tra đã công bố bản báo cáo, đưa ra kết luận rằng Rwanda đã lợi dụng những nhóm phiến quân chống chính phủ để khai thác trái phép “khối lượng lớn” những khoáng sản quan trọng và đem ra khỏi lãnh thổ Congo. Họ cũng cho biết, các tập đoàn công nghệ, viễn thông và quốc phòng dù biết nhưng vẫn sẵn sàng thu mua những nguyên liệu, kim loại và đất hiếm quan trọng từ Rwanda.
Trong bức thư gửi hôm 22/4 cho Tim Cook, những luật sư đại diện cho chính phủ CHDC Congo nói rằng, những tuyên bố của Apple, khẳng định nguồn gốc của những nguyên liệu và đất hiếm “3T” “không dựa trên bằng chứng chắc chắn và có thể xác thực.” Họ cáo buộc Apple cũng mua thiếc, tungsten và tantalum từ Rwanda, vốn được khai thác từ CHDC Congo rồi tuồn sang đất nước này.
Trong hơn 10 năm qua, Apple đã và đang cố gắng mở rộng việc tái chế nguyên vật liệu sản xuất thiết bị công nghệ của họ, để giảm phụ thuộc vào nguồn cung những kim loại và đất hiếm chủ chốt. Họ nói rằng mục tiêu dài hạn là tạo ra một chuỗi cung ứng “đóng”, sau lời hứa đưa ra vào năm 2014, rằng sẽ tới lúc Apple không sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên, kim loại, đất hiếm hay khoáng sản mới được khai thác từ trái đất, chỉ dùng nguồn nguyên liệu được tái chế từ những thiết bị cũ.