3 quyền lực đứng trước báo chí đó là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, thường được gọi là “tam quyền phân lập”, nghĩa là 3 quyền lực này độc lập với nhau:
- Lập pháp: Là cơ quan lập ra Hiến pháp, Luật pháp của 1 quốc gia. Hầu hết ở các nước thì cơ quan Lập pháp là Quốc hội.
- Hành pháp: Là bên thi hành Hiến pháp, Luật pháp, ví dụ Chính phủ (Tổng thống, Thủ tướng), các cơ quan công quyền.
- Tư pháp: Là cơ quan thực thi Công lý, ví dụ Tòa án, Công tố và cảnh sát điều tra.
Khái niệm “quyền lực thứ 4” xuất hiện cuối thế kỉ 18 và dần dần được thừa nhận một cách không chính thức để chỉ quyền lực của báo chí. Về mặt hình thức, báo chí tồn tại dưới 3 dạng:
- Báo chữ: là báo in trên giấy, báo mạng online
- Báo hình: các kênh truyền hình
- Báo tiếng: các kênh truyền thanh
Báo chí là quyền lực mềm, có sức ảnh hưởng to lớn vì các tính chất:
- Đưa thông tin nhanh nhạy, sâu rộng và chính xác.
- Thể hiện quan điểm, tiếng nói của nhà nước, của nhân dân
- Tính thời sự, xã hội, chính trị cao
- Có khả năng định hướng dư luận
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet còn sản sinh ra thêm khái niệm “quyền lực thứ 5” để chỉ các phương tiện truyền thông trên internet như diễn đàn, mạng xã hội, blog vv và vv. Nhờ có internet, thông tin được truyền tải với tốc độ gần như tức thì, bất cứ ai có mạng đều truy cập được. Ngoài ra, nhờ sự lưu trữ vô tận của internet mà chúng ta vẫn có thể tìm lại các bài viết, hình ảnh, video hàng chục năm trước.