Vào năm 2016, 1 nhà nghiên cứu của trường đại học y Utah chia sẻ họ phát hiện những con chuột được nuôi cấy bằng tinh trùng của những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo thì hay gặp vấn đề về rối loạn trao đổi chất. Họ chỉ ra rằng việc ăn uống không tốt của thế hệ trước không tác động thẳng lên bộ gen của thế hệ sau mà vào nhóm biến đổi ngoại di truyền, là các “công tắc” được thiết lập bên ngoài bộ gen nhưng lại rất dễ chịu ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài như môi trường hay chế độ ăn để xác định có đưa gen đó vào bộ gen gốc không.
Nhóm các nhà khoa học đã thử nghiệm bằng cách cho những con chuột ăn chế độ nhiều chất béo trong 2 tuần. Kết quả là lũ chuột này có sự thay đổi về 1 đoạn RNA chịu trách nghiệm tạo năng lượng trong tinh trùng. Đơn giản và dễ hiểu hơn đó là đoạn RNA chuyển đổi ADN sang protein này có các đoạn RNA ngắn hơn với những con chuột ăn uống ở chế độ ít chất béo. Việc này nếu xét về tính cạnh tranh giữa tinh trùng thì lại là điều có lợi bởi khi những RNA bị ức chế này có thể giúp tinh trùng sản sinh ra nhiều năng lượng hơn, qua đó có độ bền để bơi đến trứng hơn những tinh trùng khác. Nhưng cái này nó như con dao 2 lưỡi bởi các đoạn RNA này mang những thông tin có phần không đầy đủ và truyền đến thế hệ sau.
Điều này được so sánh tương tự ở người và nhóm nghiên cứu cho biết nhóm trẻ có bố thuộc diện ăn quá nhiều đồ ăn có chứa chất béo có nguy cơ gặp các vấn đề về rồi loạn biến đổi chất cao hơn 30% so với bình thường. Họ cũng phân tích dữ liệu từ 3,431 bé trai và nếu những người bố có chỉ số BMI cao đúng là sẽ làm con có nguy cơ gặp vấn đề về trao đổi chất. Điểm đặc biệt là hiện tượng này chỉ được ghi nhận ở chuột đực hay bé trai, còn ở chuột cái hay bé gái thì không có. Vẫn còn nhiều thứ nữa cần được làm rõ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng nhưng theo người đứng đầu nhóm nghiên cứu thì để đảm bảo sức khoẻ cho thế hệ sau chắc chắn chúng ta phải chú ý đến nhiều thứ hơn, nhất là trong giai đoạn số trẻ sinh ra đang thấp kỷ lục ở nhiều quốc gia như hiện tại.
Tham khảo Nature